March 22, 2023

Kiến và Ve Sầu | Truyện ngụ ngôn hài hước cho bé | Phim hoạt hình hấp dẫn



Bé hãy nghe truyện ngụ ngôn Kiến và Ve Sầu với bài học sâu sắc, cùng hoà mình vào tiếng đàn réo rắt của Ve Sầu và điệu nhảy vui nhộn của các bạn Kiến nhé!

►Đăng ký kênh theo dõi truyện mới mỗi ngày:

Tải ngay ứng dụng cùng bé phiêu lưu vào thế giới TRUYỆN TRANH TƯƠNG TÁC và GHI ÂM tập kể truyện Kiến và Ve Sầu MIỄN PHÍ:
↓ Link tải cho iPad:
↓ Link tải cho iPhone:

Truyện Cổ Tích Việt Nam:
Truyện Ngụ Ngôn Hài Hước:
Chuyện Cổ Tích Andersen:
Truyện Cổ Tích Tiếng Anh:
Bài Hát Tiếng Anh Vui Nhộn:

* TÓM TẮT TRUYỆN
Mùa hè nắng rực rỡ, Ve Sầu vô tư ôm đàn ca hát ngày qua ngày, trong khi Kiến mải miết tha mồi về tổ. Thấy Kiến cặm cụi làm việc, Ve Sầu giễu cợt Kiến, rồi lại tiếp tục rong chơi. Mùa đông đến, Ve Sầu không có nhà để ở và cũng chẳng có gì để ăn. Ve Sầu phải làm sao đây?

NHỮNG TÍNH NĂNG NỔI BẬT:
• Cho phép bé ghi âm và quay video tự kể lại câu chuyện bằng giọng đọc riêng của mình. Chia sẻ nhanh chóng đoạn video đáng yêu qua facebook, twitter, youtube, email, drop box… đến người thân, bạn bè,…
• Giọng kể hấp dẫn, lồng tiếng nhân vật sinh động.
• Thiết kế màu sắc rực rỡ, đẹp mắt, trau chuốt từng chi tiết nhỏ.
• Âm thanh, nhạc nền sống động
• Tương tác chạm tạo ra các hiệu ứng phép thuật độc đáo.
• Tối ưu hóa các tính năng cài đặt: độ sáng, điều chỉnh âm lượng, tự động chuyển trang, ẩn/hiển thị và lựa chọn màu chữ,… đem lại sự chủ động và tiện dụng nhất cho người dùng.
• TẤT CẢ đều là MIỄN PHÍ!
HÃY DOWNLOAD ỨNG DỤNG NGAY BÂY GIỜ và CÙNG BÉ PHIÊU LƯU VÀO THẾ GIỚI CÁC TRUYỆN TRANH TƯƠNG TÁC ĐẦY SỐNG ĐỘNG!
———-
Bản quyền thuộc về Cty Cổ phần TM & DV Truyền thông Bihaco (BHMEDIA)
———-

Nguồn: https://sylvaniachristian.com/

Xem thêm bài viết: https://sylvaniachristian.com/category/giai-tri

4 thoughts on “Kiến và Ve Sầu | Truyện ngụ ngôn hài hước cho bé | Phim hoạt hình hấp dẫn

  1. CON VE VÀ CON KIẾN
    Ve sầu kêu ve ve, suốt mùa hè,
    Đến kỳ gió bấc thổi,
    Nguồn cơn thật bối rối.
    Một miếng cũng chẳng còn,
    Ruồi bọ không một con.
    Vác miệng chịu khúm núm,
    Sang chị kiến hàng xóm.
    Xin cùng chị cho vay,
    Giăm ba hạt qua ngày.
    – Từ nay sang tháng hạ,
    Em lại xin đem trả,
    Trước thu, thề đất trời
    Xin đủ cả vốn lời.
    Tính kiến ghét vay cậy,
    Thói ấy chẳng hề chi.
    – Nắng ráo chú làm gì?
    Kiến hỏi ve như vậy.
    Ve rằng: – Luôn đêm ngày,
    Tôi hát, thiệt gì bác.
    Kiến rằng: – Xưa chú hát!
    Nay thử múa coi đây.

    Bên trên là chuyện ngụ ngôn "Con Ve và con Kiến", bài này là bản dịch Việt Ngữ mà nguyên tác của nó là La cigale et la fourmi của nhà văn Jean de LaFontaine (1621-1695). Nguyên văn như sau:
    LA CIGARE ET LA FOURMI
    La cigale, ayant chanté
    Tout l'été,
    Se trouva fort dépourvue
    Quand la bise fut venue:
    Pas un seul petit morceau
    De mouche ou de vermisseau.
    Elle alla crier famine
    Chez la fourmi sa voisine,
    La priant de lui prêter
    Quelque grain pour subsister
    Jusqu'à la saison nouvelle.
    "Je vous paierai, lui dit-elle,
    Avant l'août, foi d'animal,
    Intérêt et principal."
    La Fourmi n'est pas prêteuse:
    C'est là son moindre défaut.
    "Que faisiez-vous au temps chaud?
    Dit-elle à cette emprunteuse.
    – Nuit et jour à tout venant
    Je chantais, ne vous déplaise.
    – Vous chantiez? j'en suis fort aise:
    Eh bien! dansez maintenant."

    Chuyện mô tả một con Ve, chỉ biết ca hát trong suốt mùa Hè, trong khi Kiến chăm chỉ tha từng hạt gạo, miếng ăn để dành cho mùa Đông. Đến mùa Đông lạnh giá không kiếm ăn được Ve phải sang nhà Kiến vay mượn vài hạt gạo để ăn. Kiến không cho vay mà còn mắng: "Xưa chú hát, nay thử múa coi đây!".

    Sau khi đọc xong cốt chuyện tôi thấy có một câu bình luận thế này: "Cần vật chất mà cho tinh thần chẳng giúp gì nhiều. Cần cái gì giúp cái đó và có lòng hảo tâm là giúp đở. Trong lúc đói cần ăn, không giúp vài thực phẩm còn nói những câu đau lòng. Không nên."

    Cả người viết cốt chuyện lẫn người phê bình đếu đã đi sai con đường chính nghĩa! Chỉ bình luận có thế thôi sao, chưa đủ và cái quan trọng là tầm bậy quá, quá xá tầm bậy nên tôi buộc lòng phải viết bài này minh oan cho Chú Ve Sầu của chúng ta mới được. Để rõ vấn đề hơn chúng ta theo dõi trình tự cuộc sống của Chú Ve từ ngày được sinh ra đến khi lìa đời, có vậy thì mới nắm rõ vấn đề và thấy bậy chỗ nào.

    Trong thực tế, theo mô tả của nhà côn trùng học Jean Henri Fabre (1823-1915) thì cuộc đời của con ve từ một cái trứng đến ngày vĩnh biệt cuộc sống là 4 đến 17 năm. Thế nhưng không phải trong bốn hay mười bảy năm đó nó là con ve để kêu ve ve suốt mùa Hè đâu nhé. Để được như thế (chỉ có vài tuần lễ thôi)…. đó là giai đoạn cuối của cuộc đời đầy gian khổ trong bóng tối, tội gì không ca hát, tội gì không làm cái nghĩa vụ thiêng liêng là duy trì nòi giống của mình chứ?

    Ngay từ lúc Ve mẹ rạch thân cây đẻ trứng vào thân cây thì có biết bao nhiêu con vật tìm đến để ăn trứng ve, trong số đó không thiếu Kiến. Khi trứng nở với định hình là con sâu để rơi xuống đất nếu không ai dẩm đạp lên nó và nếu Kiến không tha nó đi, sâu này lập tức đào đất để chui xuống sống kiếp sống không ánh sáng dưới lòng đất như một anh chàng thợ hầm mõ, khi đói thì ăn đở vài cái rễ cây đở đói thôi. Cuộc sống thầm lặng này kéo dài gần 4 năm, đôi khi lại dài đến 17 năm, cho đến gần cuối một mùa Xuân nào đó đã được tạo hóa định trước con sâu này hóa nhộng không ăn uống suốt tuần lễ, sau đó lột xác nhộng biến thành Ve để chui lên mặt đất.

    Khoảng thời gian coi như tu luyện từ 4 năm đến 17 năm đó, nay mới thấy được ánh sáng mặt trời. Chú Ve nhà ta không được tạo hóa ban cho cái miệng để ăn như các côn trùng khác, mà chỉ có cây kim như muỗi, nên Chú Ve Sầu chỉ có thể chích vào thân cây để hút dòng nhựa nguyên ngọt ngào, thơm phức và trong khi Ve nhà ta đang ăn uống no say thì Kiến đánh hơi được nên đứng chực hờ chờ đợi. Ve nhà ta rất quân tử nên đùng đùng vổ cánh bay đi, chỉ chờ đợi có cơ hội này kiến bu vào mà liếm láp không biết hổ thẹn là gì.

    Rồi bản năng sinh tồn trổi dậy, vừa hút nhựa vừa khua hai cánh mõng với nhau tạo thành tiếng Ve Ve để gọi bạn tình đến. Tôi nghĩ đó là bản năng tự nhiên nên xin mọi người đừng có kết tội Chú Ve Sầu của chúng ta chỉ biết Ca Hát nhé…. Cuộc sống này đúng là cỏi tạm, sau khi ân ái xong Ve Cái lại đi đẻ trứng vào thân cây như Ve Mẹ đã làm, sau đó thì chết vì định số cuộc đời chỉ có thế, làm gì mà có chuyện sống đến mùa Đông để phải đến nhà Kiến vay mượn vài hạt gạo. vay mượn để làm gì Ve đâu có miệng để ăn đâu các bạn… Lafontaine đã vu khống trắng trợn và tội nghiệp cho Chú Ve Sầu rồi đấy.

    Thi sĩ Lafontaine ở xứ lạnh nên đâu có Ve, Ve sầu chỉ sống vùng Nhiệt đới và như thế nhà thi sĩ này đã tưởng tượng ra con ve như con Dế để mà mô tả.
    Một nhà thơ tài năng lừng lẫy như Lafontaine thừa hiểu điều đó, và con kiến trong thơ ông trở thành nhân vật rất điển hình cho tính cần cù, tiết kiệm, biết lo xa – điều đó rất thích hợp và rất đúng; Nhưng còn con ve? Nhà thơ đã biến chúng thành một đám vô dụng, thiếu tự trọng (đi van xin vay mượn kiến), sống vô tâm. Do định kiến hay một mối ác cảm nào chăng?

    Thử xem ve có làm việc không? Nó làm việc quá đi chứ. Trước nhất là vì lẽ sống còn của giống loài: ve ca hát để gọi “bạn tình” thực hiện chức năng giao phối, truyền giống. Sau nữa là để báo hiệu một chu kỳ mới trong năm: mùa hè đã đến. Và sau hết, tiếng hát (tuy có hơi ồn) của nó tạo thêm nét đa dạng, đặc sắc cho cảnh quan. Chính mẹ thiên nhiên phó cho chúng những công việc ấy, nhiệm vụ ấy. Và con người được hưởng những gì mà loài ve mang lại: đám học sinh náo nức chờ tiếng ve, các họa sĩ (đặc biệt là thủy mặc), thi sĩ, nhạc sĩ lấy cảm hứng sáng tác từ ve, các nhà khoa học tìm hiểu bí ẩn của chu kỳ kéo dài 4 năm, có khi đến 17 năm dưới đất của ấu trùng ve.

    Nhưng không rõ từ lúc nào người đời quen ví kiếp ve như “kiếp cầm ca” theo cái nghĩa tủi buồn: cứ hát xướng mua vui thiên hạ cho lắm để rồi sau đó chuốc lấy sự bạc bẽo, rẻ rúng, thanh sắc chóng tàn phai, cô đơn nghèo túng khi về chiều. “Xướng ca vô loài”, cái nhìn tiêu cực ấy phổ biến từ thời phong kiến xa xưa đối với ca sĩ (hay nghệ sĩ nói chung) không ngờ còn kéo đến tận ngày nay.

    Nếu đã ví von, sao ta không ví tiếng hát của loài ve với nỗi đam mê theo đuổi cái đẹp, “cháy” hết mình trong ca hát, trong nghệ thuật, không chút tính toán, thực dụng. “Cháy” đến mức cả đời sống mình chỉ còn kết tinh trong nghệ thuật, trong những gì mình đã dâng hiến cho đời. Như thế có đáng yêu, đáng quý trọng? Có vẻ như cường điệu, nhưng với hắn, có lẽ Ve Sầu là hình ảnh của một nghệ sĩ đích thực, một kẻ tuẫn đạo – nghệ thuật. Bạn có nghĩ vậy không?

    Tôi chờ ý kiến và bình loạn của các bạn. Tôi rảnh rổi quá nên thích làm Luật Sư biện hộ cho Chú Ve Sầu và hoàn toàn phủ nhận tất cả buộc tội của Viện Kiểm Sát miệng đời. Thưa quý Tòa, thân chủ của tôi hoàn toàn vô tội!!!.

    ===========
    PS: Bạn còn chờ gì nữa mà không chia sẻ bài viết này lên trang của bạn để nhiều người khác đọc được. Nhân tiện cũng xin nhắn nhủ đến các bạn đang làm trong nghành Giáo Dục: "Hãy hiểu về con Ve tường tận hơn để nếu trong giáo án của các bạn có bài Con Ve và Con Kiến thì hãy giãng bài theo sự thật này nhé…… Tôi nói, và tôi chịu trách nhiệm về những gì tôi nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *